Giải pháp âm thanh

Xử lý âm học công trình
Dễ dàng cho mọi nhu cầu

Thiết kế âm học dành cho các trường biểu diễn nghệ thuật (P2)

22/11/2022

Âm học++

Trong bài viết Thiết kế âm học cho các trường nghệ thuật biểu diễn – Phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu các khía cạnh thiết kế âm học cần xem xét đối với các trường nghệ thuật biểu diễn. Trong Phần 2 này, Remak® Soundbox sẽ cung cấp đến bạn đọc một số gợi ý về giai đoạn đầu của việc thiết kế.

Giải pháp thiết kế ban đầu rất hữu ích, nó tạo điều kiện hỗ trợ bạn đạt được điều kiện âm học tối ưu dễ dàng hơn mà không làm tăng ngân sách dự trù.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp khả thi có thể thực hiện được trước khi đi sâu vào thiết kế.

Giải pháp thiết kế ban đầu hỗ trợ bạn đạt được điều kiện âm học tối ưu dễ dàng hơn mà không làm tăng ngân sách dự trù (ảnh minh họa)

Tại sao ngân sách dành cho việc thiết kế và/hoặc xây dựng có nhiều khả năng tăng lên nếu việc thiết kế âm học triển khai muộn?

Bởi vì, nếu đã có bản thiết kế tổng thể hoàn thiện, thiết kế âm học chỉ có chăng cũng chỉ là bổ sung và/hoặc đôi khi chỉ là bù vào những gì đã có trong bản thiết kế. Trong một số trường hợp, có thể phải thiết kế lại hoặc dừng lại.

Nếu có sự tư vấn của một chuyên gia âm học từ sớm, họ có thể xác định phần nào của thiết kế có chi phí cao và đề xuất các lựa chọn thay thế “rẻ hơn”.

Có thể là:
•    Đề xuất các sản phẩm rẻ hơn nhưng đạt được hiệu suất tương tự
•    Tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu hoặc sản phẩm
•    Đề xuất thiết kế với chi phí xây dựng thấp hơn. 

Kiến trúc hình học của căn phòng
Trước khi đặt ra bất kỳ tiêu chí âm học nào, điều quan trọng là phải biết công năng sử dụng của từng công trình đó là gì.

Một căn phòng có thể được dùng với mục đích:
•    Giảng dạy lý thuyết, không chơi nhạc cụ.
•    Nơi luyện tập của nhạc sĩ hoặc ca sĩ.
•    Nơi luyện tập của một nhóm nhỏ 
•    Nơi chơi nhạc cụ có âm thanh lớn.
•    Nơi luyện tập của một nhóm lớn 
•    Nơi diễn ra các buổi biểu diễn.

Khi xác định được công năng của công trình, chuyên gia âm học có thể giúp bạn thiết lập không gian với kích thước, âm lượng và hình dạng phù hợp mục đích sử dụng.

Khi xác định được công năng của công trình, chuyên gia âm học có thể giúp bạn thiết lập không gian với kích thước, âm lượng và hình dạng phù hợp mục đích sử dụng (ảnh minh họa)

Kích thước và âm lượng phòng
Như đã đề cập trong bài viết phần 1, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa độ vang của âm thanh và độ ồn trong căn phòng chính là chìa khóa để có được điều kiện âm học lý tưởng.

Điều này có thể thực hiện được bằng cách thiết lập kích thước và âm lượng trong phòng, tùy thuộc vào:
•    Số lượng người luyện tập, diễn tập hoặc biểu diễn là bao nhiêu
•    Loại nhạc được biểu diễn là gì (nhạc cụ khuếch đại hoặc nhạc cụ acoustic)
•    Các nhạc cụ có khả năng chơi bên trong (ví dụ: hát thuần, nhạc cụ nhẹ nhàng hoặc nhạc cụ âm lượng lớn)
•    Số lượng khán giả hoặc dàn nhạc (đối với không gian biểu diễn hoặc phòng tập)

Để được hướng dẫn sớm về kích thước và âm lượng phòng lý tưởng, hãy kiểm tra quy hoạch thiết kế âm học của các không gian biểu diễn âm nhạc.

Hình dạng phòng
Hình dạng của một căn phòng là một đặc trưng cơ bản cho phép bạn điều hướng âm thanh phản xạ đến vị trí và thời gian mà bạn muốn.

Các chuyên gia âm học đều nhất trí hầu hết các không gian âm nhạc đều có diện tích nhỏ, hình dáng giống như “hộp đựng giày”. Đối với không gian biểu diễn, hình dạng đó rất hữu ích với âm thanh phản xạ phát ra từ sân khấu và đập trở lại phía khán giả. Điều này được chứng minh đặc biệt có lợi vì khán giả sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nghe nhạc và cảm nhận được trọn vẹn phần biểu diễn.

Các hình dạng khác được cho là “không có lợi” đối với âm học. Bất kỳ công trình dạng mái vòm, mái cong hoặc mái hồi nào cũng có thể khiến âm thanh tập trung tại một điểm và nên tránh.

Thường chúng ta sẽ căn góc vào các bức tường đối diện trong các phòng và phòng thu âm diện tích nhỏ. Điều này để tránh hiện tượng âm vang rung động và sóng dừng được tạo ra giữa các bức tường song song.

Hãy kiểm tra quy hoạch thiết kế âm học của các không gian biểu diễn âm nhạc (ảnh minh họa)

Bố cục kiến trúc công trình
Thiết kế cách âm của một trường biểu diễn nghệ thuật nói chung đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn và hiệu suất cao hơn, dẫn đến chi phí xây dựng cao hơn.

Bạn có thể giảm thiểu điều này bằng cách tối ưu hóa cách bố cục thiết kế trường học.

Đây là những gì bạn có thể làm:
•    Đặt các không gian nhạy cảm với tiếng ồn cách xa khu vực ồn ào.
•    Tạo vùng đệm âm thanh xung quanh hoặc liền kề với các không gian nhạy cảm (như không gian tập luyện và biểu diễn). Chúng có thể là hành lang, phòng chờ yên tĩnh, không gian yên tĩnh.
•    Đặt các không gian nhạy cảm với tiếng ồn cách xa các nguồn tiếng ồn bên ngoài. Bằng cách đó, bạn có thể giảm thiểu nhu cầu cách âm mặt tiền công trình chất lượng cao để kiểm soát tiếng ồn bên ngoài lọt vào công trình. Các khu vực đệm, như hành lang, cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.
•    Đặt các khu vực ồn ào cách xa các khu vực nhạy cảm với tiếng ồn bên ngoài. Điều này có thể tránh được việc làm cách âm mặt tiền cho công trình.

Hoàn thiện bên trong và nội thất
Đối với các phòng âm nhạc, đặc biệt là đối với các không gian lớn hơn dành riêng cho các buổi biểu diễn và các buổi diễn tập chính thức, việc lựa chọn bề mặt hoàn thiện và nội thất phù hợp sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc thiết kế. Nó cũng là một nhiệm vụ rất chuyên môn, khoa học và (thậm chí) mang tính nghệ thuật.

Mặc dù thiết kế âm học phòng đã được đề cập đến rất nhiều, nhưng dưới đây là một số gợi ý bạn không nên bỏ qua.

Việc lựa chọn bề mặt hoàn thiện và nội thất phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thiết kế âm học (ảnh minh họa)

Âm vang ở tần số thấp
Như đã đề cập trong bài viết phần 1, nếu muốn có không gian lớn để phục vụ các buổi tập luyện hoặc biểu diễn nhạc acoustic, bạn cần xem xét đặc tính âm vang của chúng ở tần số thấp (dưới 500Hz).

Đầu tiên cần làm việc với mật độ và độ cứng phù hợp của các bề mặt (tường, sàn, trần nhà, đồ gỗ, bộ phản xạ / khuếch tán âm thanh, v.v.). Bạn cần tìm sự cân bằng phù hợp giữa:

•    Các bề mặt hoàn thiện với lớp vật liệu quá nhẹ và linh hoạt, vì chúng hấp thụ quá nhiều tần số thấp và sẽ khiến âm nhạc trở nên quá khô khan, kém hấp dẫn.
•    Các bề mặt hoàn thiện với lớp vật liệu quá nặng và cứng, vì chúng không thể hấp thụ âm thanh tần suất thấp và gây hiện tượng cộng hưởng khiến âm thanh bị pha tạp. 

 

Lan Hương/Remak® Soundbox