• Trang chủ
  • Kiến thức
  • Khắc phục Hiệu ứng Lombard trong nhà hàng và quán café bằng cách xử lý âm học kiến trúc

Khắc phục Hiệu ứng Lombard trong nhà hàng và quán café bằng cách xử lý âm học kiến trúc

Thiết kế nội thất quán cà-phê và nhà hàng luôn là việc thách thức, khó khăn với các nhà thiết kế và kiến trúc sư. Bởi lẽ, họ cần tạo ra không gian độc đáo, ấn tượng nhưng vẫn khắc chế được Hiệu ứng Lombard, đảm bảo môi trường xung quanh không có nhiều tiếng ồn để khách hàng có thể chuyện trò thoải mái trong khi ăn uống.

Lý thuyết vị giác xác thực rằng: trong các nhà hàng, thực khách cảm thấy đồ ăn ít mặn và ít ngọt hơn so với khi mức độ ồn ào tăng lên. Môi trường âm học phải được thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng, vị trí, không gian và sản phẩm đồ ăn thức uống mà nhà hàng đó cung cấp. Bữa tối cùng với bạn bè sau giờ làm việc, sẽ cần một bầu không khí hoàn toàn khác so với một bữa tối lãng mạn dành cho hai người, khác với một bữa tối gặp gỡ trao đổi giữa các nhà kinh doanh. Âm thanh cần phải phù hợp từng loại nhà hàng và các phong cách khác nhau.

Vì vậy, khi thiết kế âm thanh cho quán cà phê và nhà hàng, điều quan trọng là phải trao đổi với chủ nhà hàng để biết được càng nhiều thông tin về nhà hàng càng tốt (loại hình kinh doanh, đối tượng khách hàng, phong cách phục vụ… vv…). Ví dụ, cần biết chủ nhà hàng muốn thiết kế nội thất gồm những chiếc bàn dài hay mỗi bàn kê trong một góc nhỏ riêng? Với kiểu bàn ăn dài, dành cho nhiều người cùng ngồi, bề mặt cứng, nhẵn cùng với tiếng ồn do các vị khách tạo ra khiến không gian trở nên ồn ào, trong khi các chỗ ngồi theo từng ô/khoang nhỏ có thể mang lại sự riêng tư, khiến các thực khách cảm giác như đang ở trong thế giới nhỏ bé của riêng mình.

Vấn đề là hiện nay chất lượng âm thanh trong nhà hàng, quán café, food shop… không được coi trọng và thường bị bỏ qua ngay từ trong quá trình lên ý tưởng thiết kế ban đầu. Xu hướng sử dụng đồ nội thất có kết cấu cứng, nhẵn thay vì những loại vật liệu mềm khiến âm thanh trong các hàng quán truyền đi tự do theo những hướng khác nhau và thời gian vang âm trở nên dài. Với hiệu ứng Lombard, mức độ tiếng ồn trong môi trường tiếp tục tăng lên.

Hiệu ứng Lombard với quán café, nhà hàng

Hiệu ứng Lombard là một hiện tượng âm thanh mà ở đó con người sẽ tự điều chỉnh lời nói của mình theo mức độ tiếng ồn xung quanh, chẳng hạn như trong các nhà hàng ồn ào, thực khách sẽ tự động nói to hơn để người đối diện có thể nghe rõ lời nói của mình. Và cứ như vậy, những thực khách tại các bàn bên cạnh cũng lần lượt tăng âm lượng để cuộc hội thoại với người đối diện không bị ngắt quãng. Quá trình sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt được cường độ âm thanh ở mức 80dB (tầm nghe của con người khoảng từ 16-130dB).

Vật liệu xây dựng và đồ nội thất ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh

Các vật liệu được sử dụng trong một không gian ảnh hưởng đến màu sắc không gian nhà hàng/quán cà phê. Các bề mặt kính lớn, sàn, tường, bàn ghế chính là những mặt phản xạ âm thanh sắc nét, rõ ràng, trong khi các vật liệu mềm, xốp như vải tiêu âm bọc ghế, rèm tiêu âm hoặc màn chắn âm thanh, khăn trải bàn, thảm tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng hơn, không bị chói tai.

Vị trí lắp đặt các loại nội thất, vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm âm thanh của khách hàng. Bề mặt càng có nhiều phần lồi lõm, xù xì thì chất lượng âm thanh trong phòng càng tốt.

Chọn vật liệu và đồ nội thất có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng âm thanh, cần đảm bảo sự phù hợp với mục đích sử dụng. Nên chọn loại mặt bàn bằng phẳng, chống thấm để tránh nguy cơ các loại thực phẩm, đồ uống đổ ra, làm hỏng bề mặt.

Tuy nhiên, vật liệu hấp thụ âm thanh không cần phải giới hạn trong những món đồ nội thất làm từ các loại vật liệu mềm truyền thống. Có thể dùng các tác phẩm nghệ thuật tranh treo tường in ảnh được tạo ra bằng các vật liệu hấp thụ âm thanh; thảm có thể được thiết kế treo trên tường như phụ kiện trang trí, thay vì trải sàn nhà thường thấy. Lớp lót và các tấm panel hấp thụ âm thanh đặc biệt có thể được sơn các màu khác nhau hoặc được in các hoạ tiết, hình ảnh độc đáo.

Tầm quan trọng của vật liệu hấp thụ âm thanh, tán âm, cách âm trong không gian nhà hàng, quán café

Tính toán âm học liên quan đến việc xác định khả năng hấp thụ âm thanh của loại vật liệu là bao nhiêu, nó được gọi là hệ số hấp thụ âm thanh (α). Nếu hệ số hấp thụ âm thanh của vật liệu bằng 0 thì nó là vật liệu phản xạ âm thanh hoàn toàn. Nếu hệ số hấp thụ âm thanh bằng 1, thì đó là vật liệu hấp thụ âm thanh hoàn toàn.

Khả năng hấp thụ hoặc phản xạ âm thanh của vật liệu thường khác nhau ở các tần số âm thanh khác nhau. Cân bằng các đặc tính hấp thụ âm thanh là điều rất quan trọng để đạt được chất lượng âm thanh trong phòng thật thoải mái, dễ chịu.

Tuy nhiên, một số vật liệu không chỉ sở hữu khả năng hấp thụ và phản xạ âm thanh mà chúng còn có thể tán hoặc truyền âm thanh. Các loại vật liệu này được gọi là vật liệu tán âm và có liên quan đến kết cấu bề mặt của vật liệu.

Một bề mặt gồ ghề, xù xì, không bằng phẳng là một vật liệu tán âm thanh tốt. Các sóng âm thanh được phản xạ trở lại từ một bề mặt không bằng phẳng được truyền đi theo nhiều hướng và điều này giúp làm giảm hoặc phá vỡ năng lượng âm thanh.

Cùng với tiếng ồn bên trong quán, ô nhiễm tiếng ồn cũng có thể ảnh hưởng đến các nhà xung quanh và nó có nghĩa là tường, trần và sàn nhà liền kề nhau cần phải có giải pháp cách âm phù hợp, cần lắp đặt các vật liệu cách âm. Cách âm là khả năng của một vật thể chống lại sự truyền âm thanh qua nó. Vật liệu có khả năng cách âm càng tốt, tiếng ồn sẽ được truyền đi từ bên trong nhà hàng ra bên ngoài càng ít.

Sử dụng các hệ thống tường và trần cách âm, giảm thiểu việc truyền tiếng ồn giữa các không gian và giúp giảm mức độ tiếng ồn nền.

Tổng năng lượng âm thanh truyền đi được gọi là hệ số truyền âm thanh (giá trị không thứ nguyên trong khoảng từ 0 đến 1) – chỉ số giảm âm thanh R

Nếu một bức tường có hệ số truyền âm là 0,01 có nghĩa là 1% năng lượng âm thanh truyền qua nó, chỉ số giảm âm thanh (R) là 20dB. Để đạt được giá trị R là 50dB, tường phải có hệ số truyền âm thanh là 10-5. Do đó chỉ nên cho phép 0,001% năng lượng âm thanh đi qua các bức tường.

Để có không gian nhà hàng hoặc quán cà phê độc đáo, ấn tượng mà vẫn thoải mái cho các cuộc hội thoại của khách hàng, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tư vấn, kiến trúc sư của Remak® Soundbox để được tư vấn cũng như cung cấp các giải pháp tiêu âm, cách âm hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất.

 

Remak® Soundbox